Ngày giờ thích hợp để tiễn Ông Táo về trời

Tập tục cúng tiễn đưa Ông Táo về trời hằng năm từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của nhiều người con đất Việt.

Theo dân gian tương truyền, Táo Quân là vua bếp gồm có Táo bà và hai Táo ông – vị Thần Đất, vị Thần Nhà, vị Thần Bếp, họ là những vị thần mang lại phúc đức cho mỗi gia đình.

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các ông Táo sẽ cưỡi cá chép về Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian cả việc tốt lẫn việc xấu, những gì làm được và chưa làm được. Từ đó, Thiên đình sẽ phán xét và đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.

Thời gian cúng ông Công ông Táo có thể bắt đầu từ ngày 21 và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp, bởi theo quan niệm dân gian, đây được coi là thời điểm các Táo quy tụ để chuẩn bị chầu trời.

 

 

Năm 2021, ngày 23 tháng Chạp âm lịch rơi vào thứ Năm (ngày 4/2 dương lịch), nhiều gia đình vẫn phải đi làm, vì vậy không nhất thiết cứ phải cúng vào trưa 23 tháng Chạp mà có thể bắt đầu từ ngày 21 và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp.

Vào ngày 21 tháng Chạp có các khung giờ đẹp trong ngày gồm:

  • Thìn (7h-9h)
  • Ngọ (11h-13h)
  • Mùi (13h-15h)
  • Tuất (19h-21h)
  • Trong đó, giờ Ngọ ngày 21 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân.

 

 

Ngày 23 tháng Chạp có các khung giờ tốt gồm:

  • Mão (5h-7h)
  • Tị (9h-11h)
  • Ngọ (11h-13h) tốt nhất là trước 12h trưa
  • Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Canh Tý, giờ Mão là giờ Đại an, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

Nếu tiến hành cúng Táo quân vào các khung giờ trên, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình gặp nhiều may mắn, niềm vui và sự hóa giải những xui xẻo có thể gặp phải.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.