Cách bài trí bàn thờ Thần Tài đúng cách giúp chúng ta đón thêm may mắn trong sự nghiệp, trong kinh doanh cũng như nhiều tài lộc vào nhà dịp quan trọng như cúng rằm, lễ tết,… Thần tài là vị thần cai quản tài lộc, mang lại may mắn, phúc khí trong nhân gian. Bởi thế mà việc thờ thần Tài ông Địa đang luôn được chú trọng và quan tâm đặc biệt là việc bài trí bàn thờ thần sao cho đúng, Vậy chúng ta bài trí bàn thờ thần Tài, thổ địa như thế nào là đúng phong thủy? hãy cùng đồ thờ Thiên Phát tìm hiểu nhé :
Ý nghĩa của việc thờ Thần Tài – Thổ Địa
Theo truyền thuyết, Thần Tài là một vị thần có nhiệm vụ cai quản tài lộc, tiền bạc trên thiên giới. Vì một lần say rượu, đã vô tình bị lạc xuống trần gian, đầu va vào đá nên không nhớ được mình là ai cả. Cứ như vậy đi lang thang khắp nơi xin ăn, lạ thay nơi nào ông đi qua cũng buôn bán phát đạt, khách vào nườm nượp, gia chủ luôn phát tài.
Bởi thế mà người dân Việt Nam ta luôn tin rằng việc thờ cúng thần Tài sẽ giúp gia đình mình có được nhiều may mắn, thành công trong việc làm ăn kinh doanh. Và lấy ngày mùng 10 tết hàng năm (ngày thần Tài có lại trí nhớ và bay về trời) làm ngày vía thần Tài để tưởng nhớ đến ông.
Thông thường theo phong tục, thờ Thần Tài sẽ được thờ chung với Thổ Địa – vị thần cai quản đất đai, vùng trời – vùng đất . Là người có khả năng xua đuổi những thế lực xấu xa hay tà khí, hóa mọi điềm dữ thành lành.
Cách bài trí bàn thờ thần Tài thổ Địa đúng cách :
Cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài, Ông Địa không thể qua loa, xuề xòa được . Vậy nên hãy bài trí bàn thờ thần Tài ông Địa theo hướng dẫn dưới đây để thu hút vượng khí, tài lộc.
Bài vị Thần Tài – Ông Địa
Được đặt phía trong cùng của bộ bàn thờ, thường có chữ viết “Chiêu tài tiến bảo” hoặc thay vào đó 2 bên thành của bàn thờ có thể viết câu đối như “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim”. Phía trước của bài vị còn nên có một trăm thỏi vàng giấy.
Tượng Thần Tài – Ông Địa
Được đặt theo 2 bên của một bàn thờ, từ ngoài nhìn vào ông Địa nằm ở bên phải và ông Thần Tài bên trái.
3 hũ đựng gạo, muối, nước
Đặt chính giữa là 3 hũ đựng muối, gạo và nước đây. Một lưu ý dành cho gia chủ là cả 3 hũ này chỉ nên được thay mới vào dịp cuối năm.
Lọ hoa và mâm bồng
Bên trái đặt mâm bồng đựng trái cây, lọ hoa sẽ được đặt ở bên phải. Đúng theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả”.
Hoa cúng thần Tài ông Địa thường được sử dụng là hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng,… Hạn chế sử dụng những loại hoa có mùi hôi nồng để trên bàn thờ thần Tài. Trái cây được chọn là ngũ quả, tức 5 loại quả với màu sắc và kích thước khác nhau gia tăng tính thẩm mỹ, mang lại sung túc, may mắn và vượng khí cho gia đình gia chủ.
Bát hương
Giữa bàn thờ là một bát hương, nên sử dụng bộ bàn thờ có chất liệu gốm sứ nhằm dễ dàng cho việc vệ sinh, giúp tăng sự linh thiêng, sang trọng của bộ bàn thờ. Việc bốc bát hương cũng cần tuân thủ theo một vài thủ tục nhất định.
Lưu ý gia chủ không nên dùng khăn ướt để lau bàn thờ, bởi theo phong thủy bàn thờ mệnh Hỏa, mà khăn ướt thì là Thủy khắc Hỏa nên không tốt. Ngoài ra, khi lau chùi bát hương gia chủ cần tránh xê dịch làm ảnh hưởng đến sự tài lộc, may mắn của mình. Bởi thế các bạn nên dùng keo 502 để cố định bát hương xuống bàn thờ.
Kỷ thờ gồm 5 chén
Bỏ khay, lấy 5 chén nước xếp thành hình chữ thập tượng trưng cho Ngũ Hành – Ngũ Phương phát sinh – phát triển.
Cóc ba chân
Ông Cóc đặt sang bên trái bên cạnh mâm ngũ quả. Để để thu hút tài lộc, vượng khí và mang lại may mắn vào nhà gia chủ nên nhớ sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào nhà.
Ngoài những vật phẩm trên, gia chủ có thể đặt tượng Phật Di Lặc lên bàn thờ vì người Việt tin rằng tượng Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý, cũng như ngăn chặn những vị thần làm điều sai trái