Phật Bà Quan Âm – Vị Bồ Tát cứu độ chúng sinh
- Phật Bà Quan Âm tượng trưng cho sự may mắn, lạc quan, vui vẻ và loại bỏ điềm xuôi cho chủ nhân.
- Theo quan niệm phong thủy thì hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát là người có tấm lòng lương thiện, yêu thương toàn bộ nhân loại, không cần bất cứ điều kiện gì, luôn cảm thông, thứ tha, bỏ qua tất cả lầm lỗi, biết lắng nghe, giúp đỡ mọi người có đời sống cơ cực.
- Vì vậy, mặt Phật Bà Quan Âm tượng trưng cho điềm lành, lòng thánh thiện, bao dung, hướng phật, giải trừ hung khí, mang tới bình an, ngăn chặn tai ách cho chủ nhân.
Nguồn gốc của Phật Bà Quan Âm
Sự tích về Phật Bà Quan Âm phổ biến tại Việt Nam là sự tích Quan Âm Thị Kính.
Chuyện kể rằng: Ngài đã đầu thai và tu hành 9 kiếp đến kiếp thứ 10 thì được làm một cô con gái trong gia đình họ Mãng ở nước Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay), và được đặt tên là Thị Kính.
Thời con gái, Thị Kính là cô gái tài sắc nết na lại hiếu thảo hết lòng, sau này đến tuổi cập kê nàng được gả cho Thiện Sĩ – con trai gia đình họ Sùng và từ đó trở thành nàng dâu luôn giữ phẩm hạnh, tôn kính phụng dưỡng bố mẹ chồng.
Một hôm, khi thấy Thiện Sĩ ngủ say sau khi đọc sách lại có sợi râu trên cằm nên nàng sẵn tiện cầm con dao nhíp đang may vá dở tính cắt đứt sợi râu này thì Thiện Sĩ giật mình thức giấc. Thấy hành động của vợ, chàng ta la lên và cho rằng Thị Kính đang định giết mình.
Sau khi sự việc xảy ra, dù đã giải thích hết lời nhưng gia đình nhà chồng vẫn không tin nàng nên bắt Thiện Sĩ phải bỏ vợ và Thị Kính phải trở về nhà cha mẹ mình. Nàng quyết định trốn nhà đến chùa xin đi tu, xuất gia bằng con đường cải trang thành một người nam giới, lấy pháp danh là Kính Tâm.
Chính nhờ tướng mạo đẹp đẽ vốn có mà Kính Tâm được rất nhiều nhiều tín nữ ngưỡng mộ, trong đó có Thị Mầu – con của một trưởng giả giàu có. Sau này, Thị Mầu lại có thai với người đầy tớ nhưng khai rằng Kính Tâm là cha của thai nhi khiến Nàng bị oan ức phải tu ở ngoài cổng chùa để chùa không bị mang tiếng.
Sau này, đứa trẻ năm ấy được Thị Mầu sinh ra là con trai và mang đến chùa gửi Kính Tâm nuôi dưỡng. Vì tính thương người nên Kính Tâm nhận đứa trẻ vào nuôi dưỡng 3 tuổi thì Kính Tâm bị bệnh nặng. Trước khi chết, Nàng dặn dò đứa trẻ đưa thư cho sư phụ của chùa và ông bà họ Mãng đọc để rõ sự tình và biết Kinh Tâm là gái giả trai. Thị Mầu từ đó xấu hổ, đành phải tự tử còn Thiện Sĩ ăn năn, bèn đi tu, sau này biến thành một con chim. Sự tích Quan Âm này trong văn học Việt Nam có mặt qua bản truyện thơ Quan Âm Thị Kính.
Ngày nay, hình tượng Phật Bà Quan Âm luôn gắn liền với đứa trẻ chính là đứa con nuôi, con ruột của Thị Mầu được Ngài đem về Nam Hải, để làm người hầu.
Ý nghĩa của Phật Bà Quan Âm :
Theo quan niệm phong thuỷ, tượng Phật là một trong những bức tượng thiêng liêng có khả năng xua đuổi tà ma và đem lại bình an cho gia chủ.
Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát người có tâm địa lương thiện, yêu thương tất cả nhân loại, không chấp nhận mọi người đối xử với mình ra sao, không để tâm, không oán thù, luôn vị tha, bao dung cho tất cả tội lỗi, luôn lắng nghe, chia sẻ nỗi khổ đau cho nhân loại.
Vì vậy, mặt Phật Bà Quan Âm luôn là biểu tượng của sự bình an, lòng thánh thiên, bác ái, hướng phật, đem tới sự may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, các chuyên gia phong thủy còn cho rằng: Thờ tượng Phật Bà Quan Âm tại gia sẽ nhắc nhở con cái hiếu nghĩa với cha mẹ, duy trì đạo hiếu làm đầu. Từ đó, giúp các thành viên trong gia đình gặp may mắn trên đường công danh, sự nghiệp.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.