Cách bày trí bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa cho ngày Tết

Một năm mới lại đến, chắc hẳn sẽ có nhiều gia đình đang buân khuân và đặt câu hỏi về cách bày trí bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa vào ngày tết sao cho phù hợp, để cầu một năm “mưa thuận gió hòa ” , ” an khang thịnh vượng ” . Hãy thử tham khảo cách bài trí bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa dưới đây

Cách bài trí bàn thờ :

Bài vị thần tài

Trên bài vị thần Tài thường khắc 4 chữ “Chiêu tài tiến bảo” hay câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim”. Ngoài ra bạn có thể trang trí bàn thờ thần tài ngày Tết bằng một trăm thỏi vàng.

Lọ đựng hương thắp và lọ cắm hoa

Các lọ hương thường được làm từ sứ hoặc đá hoa xanh. Hoa thờ thần phải dùng hoa tươi, không nên hoa khô cho bàn thờ thần Tài.

Bộ đỉnh, lư hương

Khi trang trí bàn thờ ngày Tết không được thiếu bộ đỉnh, lư hương bền đẹp, chạm khắc tinh xảo. Bạn có thể chọn loại bằng sứ, kim loại hay đá đều phù hợp

Đĩa đựng ba chén gạo, muối, nước, rượu

Khi thắp hương cúng bái thần Tài luôn phải nhớ thay mới chén gạo, muối và nước. Sau khi kết thúc nghi lễ thì rải gạo muối quanh nhà.

Thiềm Thừ

Bày trí bàn thờ ngày Tết không thể thiếu cóc ngậm vàng. Nó được cho là một trong những linh vật phong thủy biểu tượng tài lộc. Để đón vận may, buổi sáng trước khi đi làm bạn đừng quên quay đầu cóc ra ngoài sau đó quay về hướng bàn thờ khi trở về. Đây gọi là nhả tiền cho gia chủ.

Nơi đặt bàn thờ :

Khi đặt bàn thờ Thần Tài phải quay về phía đối diện cửa chính, chọn vị trí thông thoáng và sạch sẽ. Không nên đặt ở những góc khuất, khó quan sát. Phía sau bàn thờ thần Tài phải có chỗ tựa lưng vững chắc.

Bàn thờ ngày Tết nên có những gì ?

Vào ngày lễ Tết bạn nên chú ý hơn về việc trang trí cũng như dâng lễ lên mâm thần Tài.

Điều đầu tiên là đừng quên 3 chén rượu, 3 chén nước nhé. Tiếp đó gia chủ nên chọn loại vòng hương thơm, an toàn để đốt liên tục trong các ngày này. Nếu như bạn muốn dùng hoa mai và hoa đào để dâng thì cần phải lưu ý mua hoa để thờ chứ không phải trang trí.

Nhiều gia đình Việt còn đặt lên bàn thờ hai cây mía. Theo quan niệm dân gian nó tượng trưng cho bậc thang để cúng đón tổ tiên về ngự trên bàn thờ gia đình.

Các vật phẩm, lễ vật không thể thiếu

Nhiều người thắc mắc bàn thờ ngày Tết có những gì? Dù là ngày lễ Tết hay ngày thường thì bàn thờ ông Địa, thần Tài không được thiếu hũ gạo, muối và nước sạch.

Khi dâng lễ vật lên bàn thờ, hãy ghi nhớ nguyên tắc lọ Đông Bình – Tây Quả: hoa đặt bên trái còn đĩa trái cây thì đặt bên phải theo hướng từ ngoài vào. Bạn nên chọn các loại hoa như hồng, cúc và đồng tiền. Mâm trái cây gồm 5 loại quả. Tùy vào mùa và vùng miền mà có thể tùy chỉnh những loại trái cây khác nhau.

Phía ngoài bàn thờ, đặt một khay 5 chén nước sang trọng, thanh lịch hình chữ nhất. Bạn cũng có thể xếp 5 chén nước thành hình chữ thập tượng trưng cho ngũ hành tương sinh tương ái.

Cóc ngậm tiền thường được đặt bên tay trái. Tuy nhiên nên nhớ quay Cóc ra ngoài vào buổi sáng và quay về nhà khi trời tối. Ngoài ra, gia chủ có thể bài trí thêm một tô sứ với những cánh hoa trải trên mặt nước. Điều này tượng trưng cho Minh đường tụ thủy hay còn gọi là giữ tiền tài khỏi trôi đi.

Bên cạnh đó, tài một số nơi, người ta đặt tượng Phật Di Lặc lên trên nóc bàn thờ thần Tài. Nó có làm tăng tác dụng bảo vệ gia chủ tránh khỏi những tai ương, phiền phức.

Chưng bàn thờ ngày Tết

Ngoài những nguyên tắc kể trên khi chưng bàn thờ ngày Tết còn cần những gì? Gia chủ đừng quên thứ không thể thiếu chính là mâm cơm thờ gia tiên. Nó có những quy định bắt buộc gia chủ cần phải tuân theo.

Mâm cơm phải có gà luộc và xôi. Bạn có thể sử dụng xôi gấc hoặc xôi trắng. Thêm vào đó là một bát miến, một món mặn. Và cũng đừng quên bày thêm bánh chưng, bánh Tết nha.